• Bộ môn Kỹ thuật điện - Điện tử

    Khoa Cơ - Điện, ĐH Mỏ - Địa chất

    Website
  • Bộ môn kỹ thuật điện - điện tử 

    Electrical and Electronic Department

    Go now
  • Cơ hội việc làm

    Ngành Kỹ thuật điện - Điện tử

    Praesent commodo cursus magna, vel scelerisque nisl consecteturet. Nullam id dolor id
    Chi tiết
  • Bộ môn Kỹ thuật điện - điện tử

    Khoa Cơ - Điện, Đại học Mỏ - Địa chất

    Website
Thứ tư, 27 Tháng 7 2016 10:14

Phòng thí nghiệm

GIỚI THIỆU VỀ PHÒNG THÍ NGHIỆM KỸ THUẬT ĐIỆN - ĐIỆN TỬ

Bộ môn Kỹ thuật điện-Điện tử được thành lập vào tháng 1 năm 1967, hiện nay thuộc khoa Cơ-Điện, trường Đại học Mỏ-Địa chất. Từ ngày thành lập cho đến trước năm 2000, nhiệm vụ chủ yếu của Bộ môn là giảng dạy các môn Kỹ thuật cơ sở: Cơ sở Lý thuyết mạch, Cơ sở lý thuyết trường điện từ, Kỹ thuật điện, Kỹ thuật điện tử, Kỹ thuật điện-Điện tử cho nhiều chuyên ngành đào tạo khác nhau trong trường Đại học Mỏ-Địa chất.

Bắt đầu từ năm 2000, với việc được phép mở ngành đào tạo Kỹ thuật điện-Điện tử, cơ cấu học thuật của Bộ môn cũng có nhiều thay đổi. Ngoài các môn học truyền thống liên tục giảng dạy từ ngày thành lập, hiện nay đã có nhiều môn học mới Bộ môn đảm nhận thêm, đưa số tổng số môn học do Bộ môn phụ trách lên con số 23: Cơ sở Lý thuyết mạch; Cơ sở Lý thuyết trường điện từ; Kỹ thuật điện; Kỹ thuật điện tử; Kỹ thuật điện-Điện tử; Vật liệu điện; Linh kiện và Kỹ thuật điện tử tương tự; Kỹ thuật xung và số; Ứng dụng Điện tử công suất; Thiết kế mạch điện tử; Kỹ thuật truyền tin; Xử lý tín hiệu; Thông tin số; Kỹ thuật Vi xử lý; Dụng cụ và thiết bị đo lường điện tử; Hệ thống thông tin đo lường; Thiết kế hệ thống thông tin đo lường; Điều khiển số và Logic; PLC-lập trình và ứng dụng; Đo và kiểm tra môi trường; Trang bị điện-điện tử; Kỹ thuật điện lạnh; Các chuyên đề Điện-Điện tử ứng dụng như: Rơle điện tử số, Điện tử ứng dụng trong công nghiệp, nguồn UPS, Thiết bị thu thanh, thu hình v.v…

Song song với việc đào tạo cán bộ để đảm nhận các môn học mới, trong những năm qua, với sự đầu tư của Nhà trường, Bộ môn đã đầu tư biên soạn tài liệu hướng dẫn thí nghiệm, xây dựng các bài thí nghiệm, thực tập phục vụ cho các môn học do Bộ môn giảng dạy. Hầu hết các môn học của Bộ môn giảng dạy đều có thực hành hoặc thí nghiệm. Hiện nay Bộ môn có 1 phòng thí nghiệm Kỹ thuật điện-Điện tử và 1 Xưởng thực hành Điện-Điện tử với diện tích hàng trăm m2, với hệ thống trang thiết bị thí nghiệm và thực hành tương đối đồng bộ và hiện đại. Phòng thí nghiệm Kỹ thuật điện-Điện tử hiện là một trong những Phòng thí nghiệm hiện đại và có tần suất hoạt động cao nhất của trường Đại học Mỏ-Địa chất. Phòng thí nghiệm này có thể đảm bảo cho cán bộ, học viên cao học và sinh viên thí nghiệm, nghiên cứu khoa học về các chuyên đề như: Lý thuyết mạch điện và điện tử; Kỹ thuật điện tử tương tự; Kỹ thuật điện tử số; Kỹ thuật điện tử công suất; Máy điện và điều khiển máy điện; Bảo vệ rơle điện tử số; Điều khiển số và logic; PLC-lập trình và ứng dụng; Vi xử lý và giao diện máy tính; Kỹ thuật vi điều khiển; Truyền và xử lý tín hiệu tương tự; Truyền và xử lý tín hiệu số; Kỹ thuật đo lường và cảm biến; Hệ thống phát, thu và xử lý tín hiệu truyền hình công nghiệp; Các mô hình điện-điện tử điều khiển một số thiết bị thông dụng như: thang máy, trục tải, băng tải, máy xúc, đèn giao thông; Mô hình dàn trải các thiết bị điện tử như máy tính, tivi màu v.v… Bảng dưới đây thống kê những module thí nghiệm hiện có trong phòng thí nghiệm Kỹ thuật điện-Điện tử của Bộ môn.

Hình ảnh module Tên/Chức năng

MCM1/EV

  • Các định luật, nguyên lý cơ bản về mạch điện
  • Nguyên lý xếp chồng
  • Điều kiện đưa công suất cực đại từ nguồn đến tải

MCM2/EV

  • Mạch điện xoay chiều một pha: Khảo sát quan hệ giữa dòng điện và điện áp trong các mạch R-L, R-C, R-L-C nối tiếp và song song
  • Khảo sát các hiện tượng cộng hưởng điện áp và cộng hưởng dòng điện
  • Các dạng công suất trong mạch xoay chiều
  • Nguyên lý của máy biến áp và động cơ điện một chiều

MCM4/EV

  • Các phần tử bán dẫn cơ bản: Khảo sát các đường đặc tính, các phương pháp định điểm làm việc tĩnh, các sơ đồ đấu nối của transistor lưỡng cực, transistor trường
  • Khảo sát đặc tính của một số linh kiện quang-điện tử cơ bản như: transistor quang, diode quang, quang trở
  • Khảo sát sự phụ thuộc của điện trở theo nhiệt độ

MCM5/EV

  • Khảo sát mạch khuếch đại: Đo và tính toán các thông số chủ yếu của các mạch khuếch đại điện áp xoay chiều, khuếch đại vi sai, khuếch đại đảo pha, khuếch đại công suất
  • Khảo sát các phương pháp nối tầng trong khuếch đại; ghép tầng dùng điện dung, dùng biến áp và ghép trực tiếp

MCM7/EV

  • Khuếch đại thuật toán: Khảo sát các mạch ứng dụng của vi mạch thuật toán như khuếch đại đảo, khuếch đại không đảo, mạch cộng, mạch trừ, mạch tích phân, mạch vi phân, mạch tạo hàm, các mạch tạo sóng, mạch biến đổi điện áp-tần số và các mạch lọc

MCM8/EV

  • Mạch điện tử số 1: Khảo sát các mạch logic tương tự, logic số, flip-flops, thanh ghi, mã hóa và giải mã, chỉ thị LED 7 thanh, bộ cộng, bộ so sánh, bộ chuyển đổi A/D, D/A

MCM9/EV

  • Mạch điện tử số 2: Khảo sát các bộ dồn kênh, phân kênh, các bộ đếm đồng bộ và không đồng bộ, mạch mô phỏng tín hiệu đèn giao thông, bộ đếm và đo tần số, các hệ thống biến đổi và xử lý số

MCM10/EV

  • Khảo sát mạch ổn áp, ổn áp có điều khiển, IC ổn áp, IC định thời, đặc tính hiển thị LCD, cách ly quang (Opto), mạch thu phát hồng ngoại, IC định thời 555

MCM11/EV

  • Nguồn một chiều: Khảo sát các mạch chỉnh lưu có điều khiển và không điều khiển, các mạch ổn áp 1 chiều, mạch điều chế độ rộng xung, mạch biến đổi 1 chiều

MCM12/EV

  • Đo lường và cảm biến; Điều khiển ON-OFF, P, I, D, PID: Khảo sát các loại cảm biến ánh sáng: photoresistor, photodiode, phototransistor; Cảm biến nhiệt độ: NTC thermistor, PTC thermistor và thermal resistance. Khảo sát các quá trình điều khiển tự động

MCM13/EV

  • Điều khiển động cơ một chiều, động cơ đồng bộ, động cơ bước: Khảo sát các mạch và phương pháp điều khiển tự động tốc độ động cơ DC và AC; Điều khiển số và tương tự động cơ bước

MCM14/EV

  • Cảm biến nhiệt, lực, ánh sáng, thu phát siêu âm ...: Khảo sát các loại cảm biến: cảm biến nhiệt độ, cảm biến gần, cảm biến hiệu ứng Hall, cảm biến lực, cảm biến hồng ngoại, mạch thu phát siêu âm

MCM2T/EV

  • Mạch điện ba pha: Khảo sát các phương pháp nối nguồn và tải mạch 3 pha, nghiệm lại các quan hệ giữa dòng và điện áp dây với dòng điện và điện áp pha, khảo sát tác dụng của dây trung tính trong mạch ba pha 4 dây

Bộ thí nghiệm về UPS (MCM15/EV)

  • Bộ thí nghiệm về bộ cấp nguồn liên tục (UPS) - nghịch lưu một pha: Khảo sát hoạt động của UPS; sử dụng mạch L-C lọc điện áp ra; hoạt động với tải R, L, C; tạo các sự cố khi hoạt động

MCM30/EV

  • Bộ thực hành điều chế xung: Lấy mẫu tín hiệu tương tự, lý thuyết lấy mẫu, phổ tín hiệu lấy mẫu và tần số lấy mẫu. Khôi phục lại tín hiệu analog từ các mẫu. Điều chế xung PAM/PPM/PWM. Mã hóa số tín hiệu PCM/DELTA. Bộ điều chế phân chia theo thời gian TDM của tín hiệu PAM/PCM. Hệ thống truyền thông sử dụng PAM, PPM, PWM tuyến tính và thích nghi, delta, PCM, PAM, PCM nhiều kênh. Tác động của nhiễu đến đường truyền. Một số hư hỏng thường gặp

MCM32/EV

  • Hệ thống truyền tin 4 kênh PCM/TDM
  • Thiết lập khung dữ liệu PCM
  • Truyền tốc độ thoại 64kbps
  • Hoạt động của bộ mã hóa AMI/HDB3/CMI
  • Mạch truyền và nhận
  • Đặc điểm của các kênh truyền dẫn và nhiễu
  • Cân bằng kênh và mạch ALBO
  • Xung phục hồi
  • Bộ giải mã AMI/HDB3/CMI
  • Khôi phục khung đồng bộ
  • Thời gian chuyển mạch của các kênh PCM
  • Ảnh hưởng của nhiễu và đo tỷ lệ lỗi SNR
  • Kết nối đa kênh PCM, đồng thời truyền tín hiệu thoại và truyền dữ liệu
  • Kết nối máy tính thông qua giao diện RS232/USB

Z1/EV

  • Bộ thí nghiệm vi xử lý 8 bit
  • Lập trình cho hệ vi xử lý 8 bit
  • Hướng dẫn và điều khiển từ chương trình giám sát
  • Phân tích cấu trúc phần cứng
  • Bộ nhớ RAM/ROM
  • Mở rộng BUS tín hiệu; giao diện và lập trình
  • Theo dõi tín hiệu BUS
  • Giao diện kết nối với ngoại vi

Z3/EV

  • Bộ thí nghiệm vi xử lý 32 bit: Phân tích cấu trúc phần cứng của vi xử lý 80386EX. Lập trình hệ thống vi xử lý 32 bit cấu trúc chương trình mã máy và sử dụng ngôn ngữ asembler. Chuyển đổi A/D, D/A. Kết nối với máy tính. Bàn phím điều khiển kết hợp hiển thị LCD. Giao tiếp nối tiếp và song song

Z10/EV

  • Bộ thí nghiệm vi điều khiển: Lập trình vi điều khiển
  • Tìm hiểu sơ đồ khối của vi điều khiển ST62E25. Phát triển code chương trình. Chuyển đổi A/D. Sử dụng bộ Timers. Truyền thông nối tiếp RS232

Vali thiết bị thí nghiệm kỹ thuật cao tần ECS-1

  • Mạch giảm dải thông tần số. Mạch chuyển đổi dạng sóng. Mạch dao động LC. Mạch biến đổi dạng sóng phi tuyến. Mạch điều chế biên độ. Mạch điều chế tần số

Vali Thí nghiệm nguyên lý hoạt động máy tính KDS-1

  • Nguyên lý tổ hợp mạch đơn vị số học ALU. Bộ nhớ truy xuất ngẫu nhiên RAM. Truy xuất đọc/ghi BUS số liệu, BUS điều khiển và BUS địa chỉ của bộ điều khiển. Bộ điều khiển chương trình. Chạy một chương trình đơn giản

Vali Thí nghiệm kỹ thuật điều khiển tự động ứng dụng PLC: EL-PLC1

  • I/O 38 cổng nối ghép PLC ứng dụng để điều khiển đèn LED, động cơ cùng tín hiệu đầu vào của các bộ cảm biến từ, phát xung, nút ấn logic kết hợp với nhau để thực hiện 14 bài thí nghiệm. Thí nghiệm các hàm logic AND, OR, NOR. Thí nghiệm bộ Timer, Counter. Thí nghiệm lệnh rẽ nhánh. Thí nghiệm chức năng điều khiển số liệu. Thí nghiệm sử dụng Rơ le điốt. Thí nghiệm điều khiển động cơ. Thí nghiệm điều khiển thùng trộn nhiên liệu. Thí nghiệm điều khiển đèn giao thông. Thí nghiệm điều khiển đếm linh kiện. Thí nghiệm điều khiển băng tải. Thí nghiệm điều khiển thay dao máy công cụ. Thí nghiệm điều khiển tay máy. Thí nghiệm điều khiển mô hình thang máy. Thí nghiệm điều khiển máy đột dập.

Mô hình thang máy 3D thực hành "Điều khiển tự động ứng dụng PLC" ELDD-1

  • Cổng kết nối I/O với PLC. Động cơ một chiều. Cơ cấu đảo chiều quay động cơ bằng Rơ le. Bộ cảm biến định vị trí cabin. Đèn LED hiển thị các trạng thái hoạt động của thang máy chiều lên, chiều xuống và điểm dừng. Bảng phím bấm mềm thực hiện lệnh gọi cabin, mở cửa, đóng cửa. Loa báo trạng thái đóng mở cửa.

Mô hình máy xúc 3D thực hành "Điều khiển tự động" ứng dụng PLC: ELDC-1

  • Mô hình hoạt động được nhờ các động cơ quay các bánh xe, nâng hạ tay gàu, hoạt động của gàu xúc. Mô hình được nối với hộp điều khiển qua hệ thống dây cáp tín hiệu. Cổng kết nối I/O với PLC. Nút ấn điều khiển bằng tay

Thiết bị thí nghiệm bảo vệ rơ le điện tử số

  • Rơ le bảo vệ kỹ thuật số: Bảo vệ đa chức năng: Quá tải (overload - OL); Non tải (underload - UL); Mất pha (phaselose - PL); Chạm đất (ground fault - GF); Mất cân bằng pha (phase current unbalance - PU); Ngược pha (phase reverse - PR); Kẹt roto (Locked rotor - LR); Ngắn mạch (short circuit - SC). OL, PL, LR. OL, SC, OL, PL, PR, LR. OL, PL, PU, PR, SC. OL, PL, PU, PR, GF. OL, UL, PL, PU, PR, GF. OL, PL, PR, VUR (mất cân bằng điện áp). OL, PL, GF, SC. GF.EOCR-SS1, EOCR-3MZ, EOCR-FD240, EOCR-FMS, EOCR-3E, EOCR-4E, EGR, PMR

Bộ thí nghiệm Văn Lang VL318

  • TV màu dàn trải 14'': Linh kiện Nhật, trải theo sơ đồ khối tuner, CPU, IF, công suất âm tần, matrix colour + Y vert + X horiz khuếch đại tín hiệu + Y + điều khiển. Khuếch đại sắc trên một tấm panel đứng

 

 

 

Các mô hình bổ cắt máy điện

  • Mô hình bổ cắt máy điện một chiều (hoạt động được) 70W



Các mô hình bổ cắt máy điện 

  • Mô hình bổ cắt máy phát điện 3 pha (hoạt động được) 150W

Các mô hình bổ cắt máy điện

  • Mô hình bổ cắt động cơ ba pha 1/4 HP (hoạt động được)
 

Các mô hình bổ cắt máy điện

  • Mô hình bổ cắt động cơ một pha 1/4 HP (hoạt động được) 
 

Mô hình điều khiển nhiệt độ 3D 

  • Mô hình thí nghiệm mở rộng trong bộ thí nghiệm nguyên lý điều khiển tự động ghép nối máy tính EC-CAT. Mô hình thu nhỏ của hệ thống điều khiển nhiệt trong công nghiệp, ứng dụng phương pháp điều khiển PID số theo thời gian thực. Cho phép đặt nhiệt độ gia nhiệt và thực hiện điều khiển bám. Mạch lực chấp hành điều áp xoay chiều. Phản hồi nhiệt độ bằng phương pháp điện trở nhiệt tuyến tính
 

Bộ thí nghiệm Văn Lang VL318

  • Đầu phát hình mini: Là một máy phát nhỏ phát tín hiệu video và audio cho các máy thu hình trong khu vực nhỏ
 

Bộ thí nghiệm Văn Lang VL324

  • Mạch điều khiển thang máy 3 tầng + mô hình cơ khí thang máy
 

Truyền hình công nghiệp

  • Camera, TV màu, Cáp đồng trục, Cáp quang
 

Bộ thí nghiệm điện gia dụng

  • Kỹ thuật lắp phụ kiện
    Lắp bảng điện vào tường. Lắp công cơ một pha. Đấu mạch điện chiếu sáng bằng công tắc 3 cọc. Kiểm tra mạch chiếu sáng. Quấn và lắp ráp máy biến áp. Bảng điện có chân 1000 x 8000 mm

 

 

Hệ thống Web được phát triển trên nền Joomla 3.xx bởi Đinh Quyết Đào tạo ANSYS, Đào tạo Cơ khí, Đào tạo SolidWorks Đinh Văn Quyết Học SolidWorks Monmin đồ chơi an toàn đồ chơi giáo dục Đồ chơi tự kỷ Giáo dục sớm Montessori MONMIN Mấu leo núi Xà đu đa năng Đồ chơi tự kỷ< a href="https://www.monmin.net/">Giáo dục sớm Montessori