4. Yêu cầu về kỹ năng
- Có tay nghề thực hành tương đương thợ bậc 3 về Kỹ thuật điện-Điện tử;
- Có trình độ Tiếng Anh đủ để tham khảo tài liệu chuyên môn và giao dịch đơn giản;
- Sử dụng tốt Autocad để vẽ các bản vẽ về Kỹ thuật điện-Điện tử;
- Sử dụng thành thạo ít nhất một phần mềm về mô phỏng, phân tích và thiết kế mạch điện-điện tử như Matlab, Ansys, NI Multisim, Electronics WorkBench, Pspise, Psim, Tina, CircuitMaker, Altium, Proteus, Orcad v.v...
- Có kỹ năng giao tiếp và khả năng làm việc theo nhóm.
5. Yêu cầu về thái độ
- Yêu nghề, trung thực, có tinh thần trách nhiệm và sức khoẻ tốt.
- Có nhận thức đúng là phải thường xuyên học tập cập nhật kiến thức để nâng cao trình độ chuyên môn và giải quyết tốt các nhiệm vụ thuộc lĩnh vực Kỹ thuật điện-Điện tử.
6. Vị trí người học sau khi tốt nghiệp
Có thể làm việc trong các cơ sở sản xuất, các doanh nghiệp, các viện nghiên cứu, các trường đại học, cao đẳng và dạy nghề có liên quan đến lĩnh vực Kỹ thuật điện-Điện tử.
7. Khả năng học tập và nâng cao trình độ sau khi ra trường
- Có khả năng đủ cả bề rộng lẫn chiều sâu để có thể tiếp tục học tập chương trình sau đại học, làm nghiên cứu sinh để trở thành tiến sĩ.
- Có khả năng học tập, tiếp thu những tiến bộ khoa học kỹ thuật từ các ngành lân cận như "Kỹ thuật điều khiển và Tự động hoá", "Kỹ thuật điện tử-Viễn thông"; v.v...
8. Tài liệu tham khảo để xây dựng chuẩn đầu ra của ngành
- Chương trình khung đào tạo ngành Kỹ thuật điện-Điện tử do Bộ Giáo dục và Đào tạo phê duyệt;
- Chương trình đào tạo ngành Điện-Điện tử Đại học Công nghệ Từ Châu-Trung Quốc;
- Chương trình đào tạo ngành Kỹ thuật điện-Điện tử Đại học Ma Cao-Trung Quốc.