• Bộ môn Kỹ thuật điện - Điện tử

    Khoa Cơ - Điện, ĐH Mỏ - Địa chất

    Website
  • Bộ môn kỹ thuật điện - điện tử 

    Electrical and Electronic Department

    Go now
  • Cơ hội việc làm

    Ngành Kỹ thuật điện - Điện tử

    Praesent commodo cursus magna, vel scelerisque nisl consecteturet. Nullam id dolor id
    Chi tiết
  • Bộ môn Kỹ thuật điện - điện tử

    Khoa Cơ - Điện, Đại học Mỏ - Địa chất

    Website
Bộ môn Kỹ thuật điện - Điện tử
Super User

Super User

Dự án nghiên cứu thiết kế và chế tạo Rơ le rò thuộc chương trình KC05 cấp Quốc gia đã được bộ môn triển khai và nghiệm thu thành công, đưa vào thử nghiệm thực tế năm 2020

Đường link chi tiết: GPCN Mỏ - Địa chất (gpmdc.com)

 

TRIẾT LÝ GIÁO DỤC CỦA TRƯỜNG ĐH MỎ - ĐỊA CHẤT

GIAI ĐOẠN 2020 - 2030, TẦM NHÌN 2045

"NHÂN VĂN - KHAI PHÓNG - HỘI NHẬP"

TRIẾT LÝ GIÁO DỤC CỦA KHOA CƠ - ĐIỆN

GIAI ĐOẠN 2020 - 2030, TẦM NHÌN 2045

"NHÂN VĂN - KHAI PHÓNG - HỘI NHẬP"

1. Nhân văn

Trường Đại học Mỏ - Địa chất đào tạo người học vừa có kiến thức chuyên sâu, có khát vọng vươn lên, có phẩm giá, tình cảm, văn hóa tốt.

2. Khai phóng

Trường Đại học Mỏ - Địa chất cung cấp, trang bị cho người học những kiến thức và kỹ năng toàn diện, năng lực thích ứng linh hoạt trong bất cứ môi trường làm việc nào, có đạo đức tốt, phát triển phong cách và lối sống có trách nhiệm với xã hội.

3. Hội nhập

Tăng cường kết nối giữa Nhà trường với các cá nhân, tổ chức có liên quan, tiếp thu các chuẩn mực, giá trị văn hóa, sản phẩm khoa học tiến bộ của thế giới để nâng cao chất lượng đào tạo và nghiên cứu khoa học của Trường./. 

1. Nhân văn

Khoa Cơ - Điện đào tạo người học vừa có kiến thức chuyên sâu, có khát vọng vươn lên, có phẩm giá, tình cảm, văn hóa tốt.

2. Khai phóng

Khoa Cơ - Điện cung cấp, trang bị cho người học những kiến thức và kỹ năng toàn diện, năng lực thích ứng linh hoạt trong bất cứ môi trường làm việc nào, có đạo đức tốt, phát triển phong cách và lối sống có trách nhiệm với xã hội.

3. Hội nhập

Tăng cường kết nối giữa Khoa Cơ - Điện với các cá nhân, tổ chức có liên quan, tiếp thu các chuẩn mực, giá trị văn hóa, sản phẩm khoa học tiến bộ của thế giới để nâng cao chất lượng đào tạo và nghiên cứu khoa học của Trường./.

SỨ MẠNG - TẦM NHÌN - GIÁ TRỊ CỐT LÕI

CỦA TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỎ - ĐỊA CHẤT

SỨ MẠNG - TẦM NHÌN - GIÁ TRỊ CỐT LÕI

CỦA KHOA CƠ - ĐIỆN

1. Sứ mạng

Đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, nghiên cứu khoa học và chuyển giao tri thức - công nghệ đáp ứng nhu cầu xã hội và hội nhập quốc tế. 

2. Tầm nhìn đến năm 2030

Đến năm 2030, trở thành đại học đa ngành định hướng nghiên cứu, có uy tín trong nước và quốc tế.

3. Giá trị cốt lõi

"ĐOÀN KẾT - LIÊM CHÍNH - TRÁCH NHIỆM - SÁNG TẠO - CHẤT LƯỢNG"

  • Đoàn kết: Gắn kết thành một tập thể thống nhất vì sự phát triển.
  • Liêm chính: Tuân thủ nguyên tắc, trung thực, công bằng và khách quan.
  • Trách nhiệm: Mang lại sự phát triển bền vững cho các bên liên quan.
  • Sáng tạo: Thúc đẩy việc tạo ra giá trị mới, hữu ích cho xã hội.
  • Chất lượng: Tạo ra nguồn nhân lực và các sản phẩm khoa học - công nghệ chất lượng cao.

1. Sứ mạng

Khoa Cơ - Điện có nhiệm vụ: "Đào tạo nguồn nhân lực, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ thuộc các lĩnh vực Cơ khí, Điện, Tự động và Năng lượng"

2. Tầm nhìn 

Cùng với định hướng của Chiến lược phát triển trường Đại học Mỏ - Địa chất giai đoạn 2021-2030 và tầm nhìn đến năm 2045, Khoa Cơ - Điện xác định tầm nhìn tới năm 2030:

"Trở thành Trường đại học thành viên định hướng ứng dụng trong các lĩnh vực"

3. Giá trị cốt lõi

  • Chất lượng - Hiệu quả: Đảm bảo chất lượng trong các hoạt động là yếu tốt cốt lõi để Khoa Cơ - Điện có thể phát triển, tối ưu các nguồn lực để có thể phát triển một cách bền vững
  • Kế thừa - Phát triển: Trên cơ sở truyền thống đào tạo, nghiên cứu, Khoa tiếp tục kế thừa, phát huy các giá trị tinh hoa của các thế hệ đi trước để tạo động lực cho sự phát triển
  • Đoàn kết - Hội nhập: Để tạo ra sức mạnh tập thể, tăng cường các mối quan hệ để cho Khoa Cơ - Điện có thể thực hiện thành công Sứ mệnh của mình

 

Nguồn:

[1] Triết lý giáo dục của Trường Đại học Mỏ - Địa chất (humg.edu.vn)
[2] Sứ mạng, tầm nhìn, giá trị cốt lõi (humg.edu.vn)
[3] Triết lý, Sứ mạng, Tầm nhìn và Giá trị cốt lõi - Khoa Cơ - Điện (humg.edu.vn)


 

Thứ sáu, 17 Tháng 5 2019 08:14

KÝ HIỆU CÁC LINH KIỆN ĐIỆN TỬ - P1

+ Resistor: Điện trở
+ Variable Resistor: Biến trở, chiết áp
+ Capacitor: Tụ điện
+ Inductor: Cuộn cảm
+ BJT: Transistor lưỡng cực
+ MOSFET: Transistor hiệu ứng trường cực cửa cách ly
+ J-FET: Transistor hiệu ứng trường cực cửa tiếp giáp P-N)
+ Switch: Công tắc
+ Button: Nút nhấn
+ Voltage Source: Nguồn áp
+ Battery: Pin
+ Voltage Node: Điện áp nút
+ Voltage Regulator: IC nguồn
+ Logic Gate: Cổng Logic
+ Microcontroller: Vi điều khiển
+ Diode: Đi ốt
+ Operational Amplifier: Opamp


No photo description available.

 

 

Thứ sáu, 05 Tháng 8 2016 06:36

Tài liệu lưu hành nội bộ

C. TÀI LIỆU LƯU HÀNH NỘI BỘ

[1]     Câu hỏi Lý thuyết và Bài tập trắc nghiệm Kỹ thuật điện tử tương tự và số. KIM NGỌC LINH (2016), 213 trang, Phòng thí nghiệm Bộ môn Kỹ thuật điện – Điện tử.

[2]     Hướng dẫn Thiết kế một số mạch điện tử công nghiệp. KIM NGỌC LINH (2016), 310 trang, Phòng thí nghiệm Bộ môn Kỹ thuật điện – Điện tử.

Thứ sáu, 05 Tháng 8 2016 06:34

Tài liệu phục vụ thí nghiệm

New Page 1

TÀI LIỆU PHỤC VỤ THÍ NGHIỆM

[1]   Hướng dẫn Thí nghiệm Mạch điện tử I. KIM NGỌC LINH (Chủ biên), NGUYỄN TRƯỜNG GIANG (2004). Đại học Mỏ - Địa chất, 84 trang, Thư viện Đại học Mỏ - Địa chất.

[2]   Hướng dẫn Thí nghiệm Máy điện & Điều khiển Máy điện, Kỹ thuật Đo lường & cảm biến. KIM NGỌC LINH (Chủ biên), NGUYỄN TRƯỜNG GIANG (2004). Đại học Mỏ - Địa chất, 78 trang, Thư viện Đại học Mỏ - Địa chất.

[3]   Hướng dẫn thí nghiệm Kỹ thuật điện tử số. KIM NGỌC LINH (2003). Đại học Mỏ - Địa chất, 55 trang, Thư viện Đại học Mỏ - Địa chất.

[4]   Hướng dẫn Thực tập Điện - Điện tử cơ bản. KIM NGỌC LINH (2003). Đại học Mỏ - Địa chất, 53 trang, Thư viện Đại học Mỏ - Địa chất.

[5]   Thí nghiệm Kỹ thuật điện - Điện tử. KIM NGỌC LINH (Chủ biên), NGUYỄN TRƯỜNG GIANG (2003). Đại học Mỏ - Địa chất, 91 trang, Thư viện Đại học Mỏ - Địa chất.

[6]   Thí nghiệm Kỹ thuật điện tử tương tự. KIM NGỌC LINH (2001). Đại học Mỏ - Địa chất, 84 trang, Thư viện Đại học Mỏ - Địa chất.

[7]   Hướng dẫn Thí nghiệm Lý thuyết mạch. KIM NGỌC LINH (2000). Đại học Mỏ - Địa chất, 65 trang, Thư viện Đại học Mỏ - Địa chất.

[8]   Thí nghiệm Kỹ thuật điện. KIM NGỌC LINH (2000). Đại học Mỏ - Địa chất, 42 trang, Thư viện Đại học Mỏ - Địa chất.

[9]   Thí nghiệm Kỹ thuật điện tử. KIM NGỌC LINH (2000). Đại học Mỏ - Địa chất, 50 trang, Thư viện Đại học Mỏ - Địa chất.

Thứ sáu, 05 Tháng 8 2016 06:15

Giáo trình, sách tham khảo đã xuất bản

New Page 1

A. GIÁO TRÌNH, SÁCH THAM KHẢO ĐÃ XUẤT BẢN

[1]    Câu hỏi lý thuyết và bài tập trắc nghiệm Lý thuyết mạch điện – điện tử. KIM NGỌC LINH, NGUYỄN THẠC KHÁNH, KIM CẨM ÁNH (2015). Đại học Mỏ - Địa chất, 152 trang, Thư viện Đại học Mỏ - Địa chất.

[2]     Thiết bị cơ điện lạnh. ĐINH VĂN THẮNG (2015). Nhà xuất bản Xây dựng Hà Nội, 270 trang, Thư viện Đại học Mỏ - Địa chất.

[3]     Kỹ thuật điện tử tương tự và số. NGUYỄN XUÂN CƯƠNG, HÀ THỊ CHÚC (2014). Đại học Mỏ - Địa chất, 151 trang, Thư viện Đại học Mỏ - Địa chất.

[4]     Hệ thống Monitoring môi trường. PHẠM CÔNG HÒA (2014). Đại học Mỏ - Địa chất, 120 trang, Thư viện Đại học Mỏ - Địa chất.

[5]     Cơ sở lý thuyết trường điện từ. CUNG QUANG KHANG, ĐÀO ĐẮC TUYÊN (2014). Đại học Mỏ - Địa chất, 189 trang, Thư viện Đại học Mỏ - Địa chất.

[6]     Lý thuyết mạch điện – điện tử. KIM NGỌC LINH, NGUYỄN THẠC KHÁNH, KIM CẨM ÁNH (2013). Đại học Mỏ - Địa chất, 257 trang, Thư viện Đại học Mỏ - Địa chất.

[7]     Nguồn ổn áp điện tử kiểu đóng ngắt. KIM NGỌC LINH (2011). Đại học Mỏ - Địa chất, 93 trang, Thư viện Đại học Mỏ - Địa chất.

[8]     Điện tử ứng dụng trong Công nghiệp Mỏ. KIM NGỌC LINH (2009). Đại học Mỏ - Địa chất, 140 trang, Thư viện Đại học Mỏ - Địa chất.

[9]     Linh kiện và Kỹ thuật điện tử tương tự. KIM NGỌC LINH (2009). Đại học Mỏ - Địa chất, 190 trang, Thư viện Đại học Mỏ - Địa chất.

[10]   Bài tập Lý thuyết mạch điện. ĐÀO ĐẮC TUYÊN (2008). Nhà xuất bản Giao thông vận tải, 270 trang, Thư viện Đại học Mỏ - Địa chất.

[11]   Kỹ thuật điện - Điện tử. KIM NGỌC LINH, NGUYỄN THẠC QUÝ, ĐÀO ĐẮC TUYÊN, PHẠM CÔNG HÒA, NGUYỄN XUÂN UYỂN (2007). Đại học Mỏ - Địa chất, 280 trang, Thư viện Đại học Mỏ - Địa chất.

[12]   Tiếng anh dùng cho sinh viên ngành Điện - Điện tử (English for students of electrical engineering and electronics). NGUYỄN XUÂN UYỂN (2007). Đại học Mỏ - Địa chất,  267 trang, Thư viện Đại học Mỏ - Địa chất.

[13]   Kỹ thuật cảm biến. PHẠM CÔNG HÒA (2006). Đại học Mỏ - Địa chất, --- trang, Thư viện Đại học Mỏ - Địa chất.

[14]   Dụng cụ và thiết bị đo lường điện tử. NGUYỄN XUÂN CƯƠNG (2004). Đại học Mỏ - Địa chất, 110 trang, Thư viện Đại học Mỏ - Địa chất.

[15]   Kỹ thuật mạch điện tử II (Kỹ thuật xung - số). NGUYỄN XUÂN CƯƠNG (2004). Đại học Mỏ - Địa chất, 135 trang, Thư viện Đại học Mỏ - Địa chất.

[16]   Đo lường các đại lượng điện và không điện. PHẠM CÔNG HÒA (2004). Đại học Mỏ - Địa chất, 164 trang, Thư viện Đại học Mỏ - Địa chất.

[17]   Máy điện công nghiệp. NGUYỄN ĐỨC KỲ (2004). Đại học Mỏ - Địa chất, 123 trang, Thư viện Đại học Mỏ - Địa chất.

[18]   Hướng dẫn Thiết kế Mạch điện tử. KIM NGỌC LINH (2004). Đại học Mỏ - Địa chất, 142 trang, Thư viện Đại học Mỏ - Địa chất.

[19]   Vật liệu điện và cao áp. ĐÀO ĐẮC TUYÊN (2004). Đại học Mỏ - Địa chất, 209 trang, Thư viện Đại học Mỏ - Địa chất.

[20]   Cơ sở Lý thuyết trường điện từ. PHẠM CÔNG HÒA, CUNG QUANG KHANG (2003). Đại học Mỏ - Địa chất, --- trang, Thư viện Đại học Mỏ - Địa chất.

[21]   Cơ sở Lý thuyết mạch Tập I. KIM NGỌC LINH, PHẠM TRUNG PHƯỚC, ĐÀO ĐẮC TUYÊN, UÔNG VĂN QUANG, NGUYỄN THẠC KHÁNH (2003). Đại học Mỏ - Địa chất, 215 trang, Thư viện Đại học Mỏ - Địa chất.

[22]   Kỹ thuật điện - Điện tử. KIM NGỌC LINH, NGUYỄN THẠC QUÝ, ĐÀO ĐẮC TUYÊN, PHẠM CÔNG HÒA, NGUYỄN XUÂN UYỂN (2003). Đại học Mỏ - Địa chất, 280 trang, Thư viện Đại học Mỏ - Địa chất.

[23]   Cơ sở Kỹ thuật điện. KIM NGỌC LINH, ĐÀO ĐẮC TUYÊN, UÔNG VĂN QUANG, NGUYỄN THẠC KHÁNH (2003). Đại học Mỏ - Địa chất, 190 trang, Thư viện Đại học Mỏ - Địa chất.

[24]   Cơ sở Lý thuyết mạch Tập II. KIM NGỌC LINH, ĐÀO ĐẮC TUYÊN, UÔNG VĂN QUANG, NGUYỄN THẠC KHÁNH (2003). Đại học Mỏ - Địa chất, 215 trang, Thư viện Đại học Mỏ - Địa chất.

[25]   Kỹ thuật mạch điện tử 3 (Điện tử công suất). KIM NGỌC LINH (2002). Đại học Mỏ - Địa chất, 260 trang, Thư viện Đại học Mỏ - Địa chất.

[26]   Thiết bị điện tử I. KIM NGỌC LINH (2002). Đại học Mỏ - Địa chất, 160 trang, Thư viện Đại học Mỏ - Địa chất.

[27]   Kỹ thuật điện tử. NGUYỄN XUÂN CƯƠNG (2001). Đại học Mỏ - Địa chất, 145 trang, Thư viện Đại học Mỏ - Địa chất.

[28]   Cơ sở Lý thuyết mạch Tập I. KIM NGỌC LINH, PHẠM TRUNG PHƯỚC, ĐÀO ĐẮC TUYÊN, UÔNG VĂN QUANG, NGUYỄN THẠC KHÁNH (2000). Đại học Mỏ - Địa chất, 215 trang, Thư viện Đại học Mỏ - Địa chất.

[29]   Cơ sở Lý thuyết mạch Tập II. KIM NGỌC LINH, ĐÀO ĐẮC TUYÊN, UÔNG VĂN QUANG, NGUYỄN THẠC KHÁNH (2000). Đại học Mỏ - Địa chất, 215 trang, Thư viện Đại học Mỏ - Địa chất.

Thứ tư, 27 Tháng 7 2016 10:14

Phòng thí nghiệm

GIỚI THIỆU VỀ PHÒNG THÍ NGHIỆM KỸ THUẬT ĐIỆN - ĐIỆN TỬ

Bộ môn Kỹ thuật điện-Điện tử được thành lập vào tháng 1 năm 1967, hiện nay thuộc khoa Cơ-Điện, trường Đại học Mỏ-Địa chất. Từ ngày thành lập cho đến trước năm 2000, nhiệm vụ chủ yếu của Bộ môn là giảng dạy các môn Kỹ thuật cơ sở: Cơ sở Lý thuyết mạch, Cơ sở lý thuyết trường điện từ, Kỹ thuật điện, Kỹ thuật điện tử, Kỹ thuật điện-Điện tử cho nhiều chuyên ngành đào tạo khác nhau trong trường Đại học Mỏ-Địa chất.

Thứ tư, 27 Tháng 7 2016 06:32

CHUẨN ĐẦU RA KỸ SƯ ĐIỆN - ĐIỆN TỬ

1. Tên chuyên ngành đào tạo: Kỹ thuật điện - Điện tử 
2. Trình độ đào tạo: Đại học kỹ thuật
3. Yêu cầu về kiến thức
3.1. Yêu cầu chung
Hoàn thành đủ số tín chỉ trong chương trình đào tạo được thiết kế theo chương trình khung ngành Kỹ thuật điện-Điện tử đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo phê duyệt.
3.2. Yêu cầu về kiến thức chuyên ngành
- Nắm vững các kiến thức cơ sở và chuyên môn về Kỹ thuật điện-Điện tử theo định hướng "Điện tử công nghiệp".
- Có khả năng tham gia thiết kế, lắp đặt, quản lý, sửa chữa và vận hành các hệ thống cung cấp điện và trang bị điện-điện tử, các hệ thống thông tin-đo lường-điều khiển, các hệ thống truyền thông công nghiệp;
- Có khả năng thiết kế, gia công chế tạo các bo mạch chức năng về Kỹ thuật điện-Điện tử và chuyển giao công nghệ.

Thứ ba, 19 Tháng 7 2016 04:18

Giới thiệu chung

Tên đơn vị:
Bộ môn Kỹ thuật điện - Điện tử
DEPARTMENT OF ELECTRICAL AND ELECTRONIC ENGINEERING

Lãnh đạo đơn vị:

  • TS. Nguyễn Thạc Khánh, P. Trưởng Bộ môn
  • ThS. Kim Thị Cẩm Ánh, P. Trưởng Bộ môn
  • ThS. Nguyễn Tiến Sỹ, P. Trưởng Bộ môn
Thứ ba, 19 Tháng 7 2016 06:54

Sinh viên điện - Điện tử ra trường

SINH VIÊN ĐIỆN - ĐIỆN TỬ CÔNG NGHIỆP

Khi bạn có bằng tốt nghiệp điện, điện tử công nghiệp trên tay, bạn dễ dàng tìm được một vị trí thích hợp tại các công ty, xí nghiệp, nhà máy, các cơ sở sản xuất kinh doanh có liên quan đến các thiết bị điện tử; các trung tâm, cơ sở sửa chữa đồ dân dụng, điện tử hay các viện nghiên cứu, giảng dạy tại các cơ sở đào tạo chuyên ngành này.

Kiến thức:

Trình bày được cấu trúc và nguyên lý hoạt động của các hệ thống cảm biến, đo lường, bảo vệ và điều khiển tự động trong các hệ thống máy công nghiệp Phân tích được sơ đồ mạch của một số thiết bị điện, điện tử trong công nghiệp như: bộ nguồn, bộ điều nhiệt, bộ ổn áp máy phát điện (AVR), máy sạt bình, bộ biến tần, UPS, máy hàn, máy xi mạ, mạch điện inverter của các thiết bị điện …

Thứ hai, 11 Tháng 7 2016 02:53

Giới thiệu bộ môn

BỘ MÔN KỸ THUẬT ĐIỆN - ĐIỆN TỬ

   Địa chỉ: 
   Văn phòng bộ môn: Phòng 609 nhà C12 tầng
   Phòng thí nghiệm Điện - Điện tử: Phòng D1.2, nhà D
   Đại học Mỏ - Địa chất, 18 phố Viên, P. Đức Thắng, Q. Bắc Từ Liêm, Hà Nội
   Điện thoại090.380.6388
   Website: http://eee.humg.edu.vn/
 
  Email: This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.

Chỉ sau một thời gian ngắn được tách ra từ trường Đại học Bách Khoa Hà Nội (tháng 11/1966), vào tháng 01 năm 1967, Hiệu trưởng trường Đại học Mỏ - Địa chất đã có quyết định thành lập Bộ môn Kỹ thuật điện - Điện tử với tên gọi lúc đầu là Bộ môn Kỹ thuật điện. Từ ngày thành lập đến nay đã có 43 cán bộ đã và đang công tác tại Bộ môn; 6 đồng chí giữ cương vị Trưởng Bộ môn qua các thời kỳ: Trần Thức, Trần Đình Phúc, Nguyễn Văn Chữ, Nguyễn Thạc Quý, Đào Đắc Tuyên, Kim Ngọc Linh. Hiện nay Bộ môn có 12 cán bộ, viên chức, trong đó có 02 Giảng viên cao cấp, 02 Giảng viên chính, 08 Giảng viên (02 PGS, 04 Tiến sĩ, 08 Thạc sĩ, 01 NCS ở nước ngoài).

Ngày mới thành lập, nhiệm vụ chính của Bộ môn là giảng dạy các môn Cơ sở Lý thuyết mạch điện, Cơ sở Lý thuyết trường điện từ, Máy điện, Đo lường điện cho ngành Cơ điện mỏ và các môn Kỹ thuật điện, Kỹ thuật Vô tuyến điện, Điện tử công nghiệp cho các ngành khác

Từ năm 2001, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của trường Đại học Mỏ - Địa chất theo chủ trương cải cách giáo dục đại học của Bộ Giáo dục và Đào tạo, căn cứ vào tiềm lực về đội ngũ cán bộ, giảng viên và trang thiết bị thí nghiệm, thực hành hiện có, Bộ môn đã chủ động lập dự án xin mở ngành đào tạo Kỹ sư Điện - Điện tử theo hướng Kỹ thuật Điện - Điện tử công nghiệp. Từ năm học 2001-2002, ngành đào tạo Kỹ sư Điện - Điện tử do Bộ môn quản lý đã được phép tuyển sinh (K46). Cho đến năm 2016, đã có 11 khóa sinh viên tốt nghiệp với hơn 300 Kỹ sư Điện - Điện tử ra trường. Từ khóa 58 đến nay, trung bình mỗi năm chuyên ngành Điện - Điện tử tuyển sinh từ 80-100 sinh viên.

Hiện nay, nhiệm vụ chủ yếu của Bộ môn là quản lý và giảng dạy trình độ đại học các môn chuyên môn cho chuyên ngành Kỹ thuật Điện - Điện tử; giảng dạy các môn Kỹ thuật cơ sở: Lý thuyết mạch điện và điện tử, Cơ sở lý thuyết trường điện từ, Kỹ thuật điện, Kỹ thuật điện tử, Điện tử tương tự và số, Kỹ thuật điện - Điện tử cho các chuyên ngành đào tạo khác trong trường Đại học Mỏ-Địa chất. Về đào tạo sau đại học, hàng năm Bộ môn tham gia đào tạo thạc sỹ, tiến sỹ các ngành Kỹ thuật điện và Kỹ thuật điều khiển và Tự động hóa.

Bộ môn có 01 phòng thí nghiệm về Kỹ thuật Điện - Điện tử với hệ thống trang thiết bị thí nghiệm đa dạng, hiện đại và đồng bộ. Trong nhiều năm qua, Phòng thí nghiệm Điện - Điện tử là một trong những Phòng thí nghiệm có tần suất hoạt động cao và hiệu quả nhất của trường Đại học Mỏ - Địa chất. Phòng thí nghiệm của Bộ môn có thể đảm bảo cho cán bộ, học viên cao học và sinh viên thí nghiệm, nghiên cứu khoa học về các chuyên đề như: Lý thuyết mạch điện và điện tử; Kỹ thuật điện tử tương tự; Kỹ thuật điện tử số; Kỹ thuật điện tử công suất; Máy điện và điều khiển máy điện; Bảo vệ rơle điện tử số; Điều khiển số và logic; PLC - lập trình và ứng dụng; Kỹ thuật vi xử lý; Truyền và xử lý tín hiệu tương tự; Truyền và xử lý tín hiệu số; Kỹ thuật đo lường và cảm biến; Hệ thống phát, thu và xử lý tín hiệu truyền hình công nghiệp; Các mô hình điện - điện tử điều khiển một số thiết bị thông dụng như: thang máy, trục tải, băng tải, máy xúc, đèn giao thông; Mô hình dàn trải các thiết bị điện tử như máy tính, tivi màu v.v…

Bộ môn là đơn vị duy nhất trong trường có Xưởng thực hành đáp ứng nhu cầu thực tập cho sinh viên chuyên ngành. Ngoài phục vụ đào tạo, Xưởng thực hành Điện - Điện tử của Bộ môn còn có thể sản xuất các sản phẩm như: Tủ chỉnh lưu có điều khiển; thiết bị đóng cắt không tiếp điểm; tủ điều khiển khởi động mềm động cơ không đồng bộ; các block mạch điều khiển và bảo vệ; rơle kỹ thuật số ứng dụng trong công nghiệp; các mạch điều khiển tự động trên nền hệ vi xử lý; các bộ nguồn ổn áp AC và DC; các module thí nghiệm; sửa chữa, bảo hành các thiết bị điện - điện tử công nghiệp và dân dụng.

Cùng với nhiệm vụ đào tạo, Bộ môn đã tham gia nhiều đề tài NCKH phục vụ sản xuất, trong đó có những công trình và sản phẩm tiêu biểu như: Nghiên cứu chế tạo máy nổ mìn bán dẫn; các bộ chỉnh lưu có điều khiển dùng tiristo và IGBT; thiết bị đo cách điện và chiều dài cáp hiện số trong dây chuyền sản xuất liên tục cáp cao su lưu hóa; các hệ thống lọc bụi tĩnh điện; máy đo khí mêtan; các hệ truyền động điện cho các dây chuyền sản xuất cáp điện, sản xuất các loại ống cao su chịu áp lực cao; các hệ truyền động điện - thủy lực điều khiển các hệ thống điều tiết nước, hệ thống cốp pha thi công giếng điều áp nhà máy thủy điện; các hệ thống điều khiển tín hiệu giao thông đường sông và đường bộ; thiết kế và thi công dây chuyền sơn cho các nhà máy ô tô GM, Hyundai, TMT v.v…

Cho đến nay các cán bộ trong Bộ môn đã chủ trì 04 đề tài cấp Bộ, hàng chục đề tài cấp cơ sở, xuất bản 02 giáo trình cấp nhà xuất bản và 33 giáo trình cấp trường, công bố 55 bài báo trên các tạp chí trong và ngoài nước và nhiều báo cáo tại các hội nghị khoa học trong nước và quốc tế. Hướng NCKH chủ yếu của Bộ môn trong thời gian tới là nghiên cứu ứng dụng những tiến bộ của kỹ thuật điện, kỹ thuật điện tử - tin học vào công nghiệp mỏ và các ngành công nghiệp khác.

Tập thể Bộ môn đã được khen thưởng: 01 Bằng khen của Bộ Giáo dục và đào tạo; nhiều danh hiệu “Tập thể lao động xuất sắc”, “Tập thể lao động tiên tiến” và nhiều Giấy khen của Trường Đại học Mỏ - Địa chất.   

Các cá nhân đã được tặng thưởng: 03 Huy chương kháng chiến chống Mỹ cứu nước; 12 Kỷ niệm chương vì sự nghiệp Giáo dục; 01 Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ; 05 Bằng khen của Bộ Giáo dục và Đào tạo; 01 Huy chương Danh dự Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh; 01 Bằng khen của Trung ương Đoàn và nhiều Giấy khen của Trường Đại học Mỏ - Địa chất.

 


Cán bộ, giảng viên Bộ môn

 

 

Thí nghiệm Kỹ thuật điện

 

 

Thí nghiệm Kỹ thuật điện tử

 

 

Thực hành Điện - Điện tử

 

 

 Thực hành Điện - Điện tử

 

 Thực hành Điện - Điện tử

 

 

Sản phẩm của sinh viên ngành   Điện – Điện tử

 

 

Sản phẩm của sinh viên ngành   Điện – Điện tử

 

 

 

 

 

 

Thứ ba, 05 Tháng 7 2016 08:28

Liên hệ

BỘ MÔN KỸ THUẬT ĐIỆN - ĐIỆN TỬ
Văn phòng bộ môn: Phòng 609 nhà C12 tầng, Đại học Mỏ - Địa chất, P. Đức Thắng, Q. Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Phòng thí nghiệm: Phòng D1.2, nhà D, Đại học Mỏ - Địa chất, P. Đức Thắng, Q. Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Điện thoại: 090.380.6388
Website: http://eee.humg.edu.vn
Email: This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.

HỘP THƯ GÓP Ý

FACEBOOK

THÔNG TIN TUYỂN DỤNG

Hệ thống Web được phát triển trên nền Joomla 3.xx bởi Đinh Quyết Đào tạo ANSYS, Đào tạo Cơ khí, Đào tạo SolidWorks Đinh Văn Quyết Học SolidWorks Monmin đồ chơi an toàn đồ chơi giáo dục Đồ chơi tự kỷ Giáo dục sớm Montessori MONMIN Mấu leo núi Xà đu đa năng Đồ chơi tự kỷ< a href="https://www.monmin.net/">Giáo dục sớm Montessori